
Phong Linh Gems
By Phong Linh Gems

Phong Linh GemsMay 13, 2023

Charoite
Charoite có thể làm nổi bật cấu trúc sợi tinh xảo tạo nên hoa văn rất đẹp được kết tự những sợi mảnh với các sắc màu khác nhau. Những đường vân dài trong viên đá charoit tạo nên những hình thù rất đẹp. Vì những nét độc đáo và gam màu phong phú mà đôi khi coi charoite tự nhiên là anh em sinh đôi không trong suốt của amethyst.
Link Full: https://phongthuyhomang.vn/charoite/

Quartz ( Thạch Anh )
Thạch Anh ( Silic Điôxít, SiO2) hay còn gọi là Thủy Ngọc là một trong số những khoáng vật phổ biến trên Trái Đất. Thạch Anh được cấu tạo bởi một mạng liên tục các tứ diện silic – oxy (SiO4), trong đó mỗi oxy chia sẻ giữa hai tứ diện nên nó có công thức chung là SiO2. Thạch Anh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: điện tử, quang học,… và trong ngọc học. Các tinh thể thạch anh trong suốt có màu sắc đa dạng: Tím, Hồng, Đen, Vàng,… và được sử dụng làm đồ trang sức từ rất xa xưa. Ametit loại biến thể màu tím của thạch anh được coi là đá quý của tháng hai và là loại được ưa chuộng nhất của họ thạch anh.
Link Full: https://phongthuyhomang.vn/quartz-thach-anh/

Hướng Dẫn Cách Khấn Đi Lễ Chùa, Đền Đầu Năm Đúng Và Đủ Nhất
Khấn hiểu nôm na là cách giao tiếp, cách chúng ta kết nối với thế giới tâm linh. Trần sao thì âm vậy, trên trần này nếu ta giao tiếp hay, ta có thể nhờ vả được người nọ người kia. Nếu ta giao tiếp kém, không ai sẽ muốn giúp đỡ ta cả. Tương tự thế trong việc khấn, khi khấn đúng và khấn đủ, thì vạn sự sẽ dễ được linh ứng , vạn điều sẽ dễ được minh chứng.
Link bài viết: https://phongthuyhomang.vn/huong-dan-cach-khan-di-le-chua-den-dau-nam/

Khấn Xin Kinh Doanh, Buôn Bán Đúng Và Đủ Nhất
Đi lễ xin buôn may bán đắt, kinh doanh thuận lợi thì là 1 phần tất yếu của cuộc sống rồi nhưng khấn sao cho đúng, khấn sao cho đủ, khấn sao cho hay cho bay bướm, thì không phải ai cũng rành. Sau đây là cách khấn xin kinh doanh đơn giản nhất . ( Xin lưu ý cho vay nặng lãi, buôn gian bán lận, ăn cướp của thiên hạ, buôn hàng cấm thì lễ không có tác dụng ạ ).
Full Link: https://phongthuyhomang.vn/khan-xin-kinh-doanh-buon-ban-dung-va-du-nhat/

Hạn Tam Tai Và Thủ Thuật Phòng, Tránh Và Giải Hạn Tam Tai
Hoạ Tam Tai được hiểu rằng cứ 12 năm 1 lần sẽ có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai. Thường năm đầu nhẹ nhất , năm giữa nặng nhất, năm cuối dễ hồi phục nhất.

7 Điều Kiêng Kỵ Nhất Định Phải Nhớ Trong Bữa Cơm
Trong các bữa ăn chung thông thường hoặc vào dịp Tết, có một số điều tuyệt đối nên tránh làm nếu không muốn bị đánh giá không tốt hoặc khiến người khác khó chịu.
Đọc Full: https://phongthuyhomang.vn/7-dieu-kieng-ky-nhat-dinh-phai-nho-trong-bua-com/

Tết Hàn Thực Là Gì ? Tết Hàn Thực 2019 là ngày nào ?
Nếu bạn thắc mắc Tết Hàn Thực là ngày gì, Tết Hàn Thực 2019 là vào ngày nào, Tết Hàn Thực 2019 là ngày tốt hay ngày xấu thì trong bài viết dưới đây sẽ trả lời hết mọi thắc mắc cho bạn.
Xem Full: https://phongthuyhomang.vn/tet-han-thuc-la-gi-tet-han-thuc-2019-la-ngay-nao/

Văn Khấn Mùng 1, Ngày Rằm Hàng Tháng: Thần Tài Thổ Địa, Gia Tiên, Thổ Công Và Các Vị Thần
Hàng tháng vào các ngày rằm mùng 1, các gia đình Việt thường làm các lễ cúng Thần Tài thổ địa, gia tiên, Thổ Công và các vị thần để cầu mong người trong gia đình khỏe mạnh, may mắn, làm ăn phát đạt… Dưới đây là trọn bộ văn khấn mùng 1 ngày rằm đúng chuẩn văn khấn cổ truyền.

Bài Khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát Cầu Công Danh Sự Nghiệp
Sự nghiệp hanh thông ngoài bản thân phấn đấu, nỗ lực không ngừng thì còn cần chút may mắn, quý nhân phù trợ. Vì thế bài khấn Phật giúp vượng sự nghiệp sẽ mang tới cho chúng Phật tử niềm tin, giải trừ nhân quả báo ứng, tích thêm thiện tâm, phúc báo mà tích cực hơn trong công việc. Hướng tới Địa Tạng Vương Bồ Tát khấn bài cầu tăng cường nhân duyên sự nghiệp, hi vọng rằng nguyện vọng sẽ trở thành sự thực. Cũng là một nơi gửi gắm tâm linh, tăng phúc, tăng thiện, để bản thân thả lỏng hơn.
Đọc Full: https://phongthuyhomang.vn/bai-khan-dia-tang-vuong-bo-tat-cau-cong-danh-su-nghiep/

Ngày Vía Thần Tài 2020 Là Ngày Nào, Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Vía Thần Tài
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài là vị thần cai quản, mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần Tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Vậy bạn có biết nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài hay ngày vía Thần Tài năm 2020 là ngày nào chưa. Hãy cùng Phong Linh tìm hiểu về ngày vía thần tài nhé!

Ngày Vía Thần Tài Nên Mua Vàng Gì Để Cho Cả Năm May Mắn, Tài Lộc
Theo quan niệm dân gian thì Thần Tài là vị thần mang tới tài lộc, tiền tài vì vậy tất cả gia đinh, cửa hàng, công ty …. đều thờ vị thần này để cầu xin làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Ngày Thần Tài là một trong những dịp quan trọng để người dân cúng lễ khẩn cầu xin Thần Tài một năm nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình mình. Đặc biệt hơn nhiều người còn chen chân, xếp hàng dài để chờ được mua vàng vào đúng ngày vía Thần Tài với quan niệm đi mua vàng vào ngày này, dù ít hay nhiều, người mua sẽ gặp may mắn về đường tài lộc trong suốt cả năm. Mặc dù truyền thống mua vàng đã có từ rất lâu đời tuy nhiên ý nghĩa việc mua vàng ngày thần tài hay ngày vía thần tài nên mua vàng gì để có tài lộc, may mắn là điều không phải ai cũng biết.
https://phongthuyhomang.vn/ngay-via-than-tai-nen-mua-vang-gi-de-cho-ca-nam-may-man-tai-loc/

Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Và Văn Khấn Ông Táo Lên Chầu Trời
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp tức 23 tháng 12 Âm Lịch hàng năm, các gia đình người Việt sẽ làm mâm cơm nhỏ, tiễn ông Táo về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.
Xem Full: https://phongthuyhomang.vn/le-cung-ong-cong-ong-tao-va-van-khan-ong-tao-len-chau-troi/

Nghi Lễ, Văn Khấn Cúng Chạp Mộ Mời Gia Tiên Về Ăn Tết
Ngày 30 Tết, các gia đình Việt Nam có truyền thống ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ Thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới. Gia đinh khi đã ra mộ lễ sẽ chuẩn bị lễ để cúng. Lễ này gọi là Lễ Chạp. Những gia đình trong năm có người mất thì đến Lễ Chạp nên tiến hành cẩn thận hơn những năm khác. Nếu gia đình không có điều kiện ra mộ thì có thể rước gia tiên về đón năm mới theo cách: bày cỗ lên bàn thờ, đèn, hương hoa dâng cúng vào trưa (giờ Ngọ) ngày 30 Tết, rồi khấn mời tổ tiên về dự hưởng Tết với gia đình. Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/nghi-le-van-khan-cung-chap-mo-moi-gia-tien-ve-an-tet/

Ý Nghĩa Của Lễ Tất Niên, Bài Văn Khấn Cũng Lễ Tất Niên Cuối Năm
Tất Niên hay cúng Tất Niên, Lễ Tất Niên, tiệc Tất Niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ Tất Niên được tiến hành vào chiều 30 tháng chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Trong ngày nay, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết, đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng, bày biện bàn thờ, với hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó, trang hoàng nhà cửa với hoa, cành đào, chậu quất… Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ song thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cũng Tất Niên.
https://phongthuyhomang.vn/y-nghia-cua-le-tat-nien-bai-van-khan-cung-le-tat-nien-cuoi-nam/

Văn Khấn Cúng Giao Thừa ( Lễ Trừ Tịch ) Trong Nhà Và Ngoài Trời
Giao Thừa là thời khắc mà Trời Đất giao hòa, Âm Dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ Trừ Tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa ( hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mồng một Tết ). Theo phong tục truyền thống, bài cúng Giao Thừa đầy đủ, gồm bài cúng ngoài trời và bài cúng trong nhà. Mời bạn đọc cùng xem chi tiết bài văn khấn cúng giao thừa để hoàn tất nghi lễ thiêng liêng chào đón năm mới này.
Đọc Full: https://phongthuyhomang.vn/van-khan-cung-giao-thua-le-tru-tich-trong-nha-va-ngoai-troi/

Bài Văn Khấn Sáng Mồng 1 Tết Canh Tý Năm 2020
Theo truyền thống của người Việt, sau bữa cơm cúng Giao thừa để tiễn năm cũ, đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp, sáng mùng 1 Tết các gia đình người Việt đều chuẩn bị bữa cơm cúng trang trọng. Chiều 30 Tết có Lễ Cúng Tất Niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 Tết thì Cúng Giao Thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng tết Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của Tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày Tết đã đầy đủ.

Tết Nguyên Tiêu 2020 Ý Nghĩa Và Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng
Rằm Tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu. Năm 2020, ngày Rằm Tháng Riêng rơi vào ngày 08.02.2020 Dương Lịch. Vào ngày này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khỏe mạnh, tài lộc quanh năm. Rằm Tháng Riêng là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta thường có câu ” Cúng Quanh Năm Không Bằng Rằm Tháng Giêng” nhằm ám chỉ tầm quan trọng của việc chuẩn bị lễ cúng tươm tất dâng thần linh và gia tiên.
https://phongthuyhomang.vn/tet-nguyen-tieu-2020-y-nghia-va-bai-van-khan-cung-ram-thang-gieng/

Hành Trang Cho Tháng 7 Cô Hồn
Tháng 7️ Âm Lịch là tháng là khởi đầu của mùa thu. Theo ngũ hành, mùa thu thuộc Kim, Kim sinh Thuỷ, tức là Thuỷ bắt đầu từ tháng 7 Âm Lịch. Thuỷ mang tính hiểm sát, khó lường. Tháng 7 cũng là tháng “Cửa Địa Ngục Mở Cho Vong Ma Tới Dương Gian” – điều này được bắt nguồn theo quan niệm của Đạo Giáo. Theo Đạo Giáo, Thiên Đế giao trọng trách cho Tam Quan Đại Đế (Thiên Quan, Địa Quan, Thuỷ Quan) quản lý việc “Thưởng Phạt” nhân gian. Vào ngày 15/7 âm là ngày Địa Quan sát tội, cũng là ngày địa phủ mở cửa ngục. Ngày này tất cả các u hồn ma quỷ đều được thả ra, ai có nhà thì về nhà, không có nhà thì sẽ đi lang thang tìm đồ ăn, cướp tiền vàng mã.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/hanh-trang-cho-thang-7-co-hon/

Bí Truyền: Cách Bày Trí Ban Thờ Thân Tài Để Chiêu Tài, Hút Lộc
Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần thường được thờ chung, họ cai quản tài lộc, tiền bạc và phù hộ sự may mắn, làm ăn thuận lợi chính vì thế, việc thờ cúng, bài trí ban thờ Thần tài rất được xem trọng. Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn phong thủy và lập ban thờ Thần Tài cho hàng trăm tín chủ, tôi thấy hầu hết sự sắp đặt ban thờ Thần Tài theo quan niệm phổ biến hiện nay là chưa đúng với nghi thức thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa – Long Thần. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách sắp đặt ban Thần Tài đúng theo nghi thức Bí truyền.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/bi-truyen-cach-bay-tri-ban-tho-than-tai-de-chieu-tai-hut-loc/

Văn Khấn Cúng Giỗ Cha Mẹ, Ông Bà Nội Ngoại, Gia Tiên
Cúng Giỗ là phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Việt Nam, là cách để con cháu có thể ghi nhớ ông bà tổ tiên, thể hiện lòng thành kính đến công lao sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Trong ngày giỗ, ngoài việc chuẩn bị mâm cơm và hoa quả để cũng tổ tiên thì chúng ta cần phải biết cách khấn vái tổ tiên. Trong bài viết này, Phong Linh Gems sẽ chia sẻ đến anh chị cách chuẩn bị đồ lễ và cách khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà gia tiên.

Cần Chuẩn Bị Gì Cho Lễ Cúng Ông Công, Ông Táo Cuối Năm
Cúng Ông Công Ông Táo là một phong tục truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp năm mới cận kề, với mục đích tiễn đưa ông Táo Quân lên trời và bẩm báo với Ngọc Hoàng về tình hình năm vừa qua của gia đình. Vậy bạn có biết, cúng Ông Táo năm 2021 ngày mấy chưa hay khi cúng cần phải chuyển bị những gì và văn khấn cúng ông Công ông Táo ra sao? Hãy cùng Phong Linh Gems giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/le-cung-ong-cong-ong-tao-cuoi-nam/

5 Điều Đại Kỵ Cần Phải Tránh Khi Cúng Táo Quân
Theo quan niệm, ông Công ông Táo là các vị thần bếp trông nom cuộc sống của gia đình. Thần Táo gồm ba vị Táo quân là một bà Táo và hai ông Táo, các vị thần linh này sẽ canh giữ và ban phước cho gia chủ và mọi người. Chính bởi ý nghĩa tâm linh như vậy mà người Việt có phong tục thờ ông Công, ông Táo trong gia đình để mong được bình an và gặp nhiều may mắn. Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia đình trong năm cũ. Thực hiện phong tục này, các gia đình sẽ tiến hàng cúng lễ trong ngày ông Công ông Táo với mâm cơm và tục thả cá.
Xem Full: https://phongthuyhomang.vn/5-dieu-dai-ky-can-phai-tranh-khi-cung-tao-quan/

Nên Thờ Tượng Phật Nào Trong Nhà Để Được May Mắn, Bình An
Từ lâu, thờ Phật tại gia đã trở thành tâm niệm của nhiều Phật tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên nhờ tượng Phật nào trong nhà, bởi mỗi vị lại mang ý nghĩa tâm linh khác biệt. Mục đích thờ Phật trong nhà là để noi theo tấm gương đức hạnh từ bi trí tuệ của các Ngài. Vì thế, việc mua tượng Phật thờ trong nhà cũng không phải cứ ngẫu hứng mua là được. Điều này cần xuất phát từ sự thành tâm. Vậy nên thờ tượng Phật nào trong nhà, vị trí đặt tượng Phật ra sao? Cách bài trí, sắp xếp tượng Phật trong nhà? Hãy cùng Phong Linh Gems lý giải những thắc mắc thường gặp này một cách thấu đáo nhất.

Nằm Ngủ Nghe Kinh, Niệm Phật Có Tội Không
Hỏi: Kính bạch thầy, con năm nay 26 tuổi vì quá bận rộn với công việc nên không thể lên chùa thường xuyên. Con thường hay nghe các thầy tụng kinh và giảng pháp qua đài hoặc điện thoại nhưng vì con có chứng bênh đau xương sống, ngồi lâu không được. Vậy con xin hỏi Nằm Ngủ Nghe Kinh, Niệm Phật Có Tội Không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ.

Thất Bảo – 7 Món Báu Vật Của Phật Giáo
Thất Bảo là bảy báu vật, tượng trưng cho sự Cao Quý, Thuần Khiết, Bền Bỉ, Hòa Bình, Thịnh Vượng, Sức Khỏe và Sự Hoàn Hảo, và cũng tượng trưng cho Sự Giác Ngộ – Trí Tuệ. Việc cúng dường Thất Bảo cho Đức Phật có thể đạt được vô lượng công đức. Bẩy món báu vật của Phật Giáo gồm: Lam Ngọc, Xà Cử, Hổ Phách, Ngọc Trai, San Hô, Mã Não, Vàng Bạc.
https://phongthuyhomang.vn/that-bao-bay-bau-vat-cua-phat-giao/

5 Vị Đại Minh Vương Của Mật Giáo
Ngũ Đại Minh Vương còn được gọi là Ngũ Đại Tôn, Ngũ Phẫn Nộ, Ngũ Bộ Phẫn Nộ bao gồm 5 vị Đại Minh Vương là: Bất Động Minh Vương, Giáng Tam Thế Minh Vương, Quân Trà Lợi Minh Vương, Đại Uy Đức Minh Vương và Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương. 5 vị Đại Minh Vương trong Phật Giáo chính là hóa thân phẫn nộ của Phật Đà, Bồ Tát nên người tu hành Mật Tông thường dùng Minh Vương làm Bản Tôn.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/5-vi-dai-minh-vuong-cua-mat-giao/

Phật Dạy: 7 Việc Không Đáng Để “Hi Sinh”, Không Đáng Để Lưu Tâm
Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh phúc để quên đi những khó khăn, vất vả và những lo âu của họ. Và tận hưởng những giây phút an lạc trong nội tâm và giải thoát khỏi những âu lo phiền muộn. Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an lạc nội tâm nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn tận hưởng nó ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
Xem thêm: https://phongthuyhomang.vn/phat-day-7-viec-khong-dang-de-hi-sinh-khong-dang-de-luu-tam/

Theo Lời Phật Dạy Để Tìm Được Tình Yêu Vĩnh Cửu
Đúng thế, tình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống này nhưng làm thế nào để tìm kiếm được tình yêu đích thực, một tình yêu vĩnh cửu thì không phải điều dễ dàng ai cũng làm được. Kinh Phật dạy làm thế nào đế giữ lửa tình yêu hạnh phúc bền lâu?
https://phongthuyhomang.vn/theo-loi-phat-day-de-tim-duoc-tinh-yeu-vinh-cuu/

Phật Dạy: 9 Cách Đối Đãi Con Người Để Cuộc Sống Đẹp Hơn, Phúc Đức, May Mắn Trọn Đời
Người xưa có câu: “Người Khác Đối Xử Với Bạn Thế Nào, Đó Là Nghiệp Của Họ. Bạn Đối Xử Với Người Khác Thế Nào, Đó Là Nghiệp Của Bạn“, vì thế trong cuộc đời nhất định bạn phải học được cách đối đãi với 9 người này… Trong cuộc đời, ta sẽ gặp rất nhiều người, nếu có duyên có phận sẽ đi cùng nhau một đoạn , thậm chí may mắn là cả con đường… nhưng nếu không may, chúng ta chỉ đi cùng nhau một đoạn thôi rồi người rẽ trước, người rẽ sau… Có những người, khi đi lướt qua nhau sẽ thành người xa lạ. Nhưng mỗi cuộc gặp, mỗi đoạn đường, mỗi người đi cùng ta một đoạn đường, đều có ý nghĩa với ta.

Phật Dạy Con Cái Đến Với Cha Mẹ Cũng Là Do Loại 4 Nghiệp Duyên Tích Từ Kiếp Trước
Phật dạy: Con cái đến với cha mẹ cũng là do loại 4 nghiệp duyên tích từ kiếp trước nhưng dù là duyên nghiệp gì, cha mẹ cũng hãy là tấm gương sáng để con cái noi theo.

Ngài Anada – Thiên Hạ Đệ Nhất Trí Nhớ
Tôn giả A Nan Đa là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất). Với những đức tính đặc biệt, tôn giả A Nan được đại chúng thời bấy giờ đề cử làm thị giả cho đức Phật và được đức Phật hoan hỷ chấp thuận. Tôn giả A Nan đã luôn theo sát đức Thế Tôn trong suốt hơn 25 năm cuối, luôn tận tụy trong việc chăm sóc đức Phật; ghi nhớ tất cả những gì mà đức Phật dạy bảo; luôn đem đến niềm an lạc cho mọi người, như chính ý nghĩa của tên Ngài – Ananda: an lành và hạnh phúc.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/ngai-anada-thien-ha-de-nhat-tri-nho/

8 Vị Phật Bản Mệnh Là Ai? Ý Nghĩa Phật Bản Mệnh 12 Con Giáp
Theo tử vi Phương Đông thì số mệnh của mỗi người đều dựa trên quy luật của Phong Thủy, Âm Dương và Ngũ Hành. Mỗi một người sinh ra sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau và điều này sẽ không thay đổi cho đến suốt cuộc đời. Mỗi một con giáp sẽ có một vị Phật Bản Mệnh riêng, phù hộ độ trì, mang lại bình an, sức khỏe cho mỗi người vì thế nếu muốn cầu bình an, may mắn, thành công thì nên đeo vòng hoặc mặt dây chuyền có hình vị phật hộ mệnh cho con giáp của mình và làm việc tốt kết hợp cùng hướng tới vị phật bản mệnh để cầu phúc. Vậy Phật Bản Mệnh vừa nhắc tới ở đây là ai? Thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết được về 8 vị Phật Bản Mệnh cho 12 con giáp, những lưu ý và những điều cấm kỵ khi đeo vật linh thiêng này.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/8-vi-phat-ban-menh-nao-ho-menh-cho-12-con-giap/

Văn Thù Bồ Tát – Vị Phật Dùng Trí Tuệ Dẫn Đường Chúng Sinh
Văn Thù Bồ Tát hay Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật giáo, thường được biết tới là một trong tứ đại Bồ Tát và Hoa Nghiêm Tam Thánh. Văn Thù Bồ Tát là tên gọi phiên âm từ tiếng Phạn, gọi đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, dịch ý là Diệu Cát Tường, Diệu Đức. Trong đó, ý tứ của Diệu Âm, Diệu Đức là âm thanh êm ái nhẹ nhàng, đức độ ôn nhu thanh thuần. Ngài đại diện cho trí huệ về mặt đạo đức, chân lý về mặt tinh thần. Đây là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ và ánh sáng của học vấn, đạt được thành quả tu hành bằng phương tiện tri thức. Danh xưng của Ngài chính là xuất phát từ ý nghĩa Phật giáo mà Ngài mang, soi tỏ chúng sinh bằng tiếng nói dịu dàng và ánh sáng của đức độ.

Đại Thế Chí Bồ Tát – Ánh Sáng Vô Biên Phổ Độ Chúng Sinh
Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ. Đại Thế Chí Bồ Tát được phiên phiên âm từ tiếng Phạn là Mahastamaprapta, dịch ý là Đại Thế Chí hoặc Đại Tinh Tiến, gọi tắt là Thế Chí Bồ Tát. Ngoài ra còn những tên khác như Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát. Mỗi cái tên, danh xưng đều có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với đạo hạnh và chức trách mà Ngài mang. Cái tên Đại Thế Chí xuất phát từ việc Ngài dùng ánh sáng trí tuệ chiếp khắp muôn nơi để chúng sinh mười phương thoát khỏi đau khổ, đạt thành tựu Bồ Đề, có đạo hạnh chuyên tu. Đắc Đại Thế Bồ Tát có nghiêng về diễn tả đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, dùng hạnh nguyện của mình để điều phục và tiếp độ chúng sinh trong thế giới Ta bà.

Kính Ngưỡng Phổ Hiền Bồ Tát – Hướng Tới Ánh Sáng Chân Lý Tu Hành
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo, năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy cầu khẩn của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài được kính ngưỡng là vị thần bảo hộ của những người tuyên giảng đạo pháp. Phổ Hiền là danh xưng phiên âm từ tiếng Phạn, trong đó Phổ nghĩa là Phổ Biến, Hiền là Đẳng Giác Bồ Tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có mặt mọi lúc mọi nơi, hiện thân theo cầu khẩn của chúng sinh, có năng lực và pháp giới tỏa chín phương mười cõi.

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo
37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo là những lời dạy thâm sâu của Bậc Cổ Đức đối với những ai muốn đi trên con đường Bồ Tát. Mỗi một lời pháp có tác dụng khuyến tấn thực hành tu tập Phật Pháp, giữ trọn đạo hạnh, siêng làm điều lành, tránh các việc dữ. Hôm nay, hội đủ duyên lành, Phong Linh xin được chia sẻ 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo đến các Quý Đạo Hữu, Phật Tử, Quý Thiện Hữu Tri Thức gần xa.

Đức Phật Thích Ca Và Đức Phật A Di Đà Khác Nhau Thế Nào?
Không ít người nhầm tưởng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là một. Bởi khi nhắc tới hai vị Phật này, mọi người thường hay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Bổn Ni Thích Ca Mâu Ni Phật”. Vậy làm thế nào để phân biệt và không nhầm lẫn giữa hai Ngài?

Hành Trình Đức Phật A Di Đà Tu Tập Đắc Đạo Như Thế Nào
Trước khi tu luyện đắc Đạo, Đức Phật A Di Đà đã trải qua vô lượng kiếp, trong đó có một kiếp là quốc vương nước Diệu Hỷ, tên gọi Kiều Thi Già. Phụ vương của ngài tên là Nguyệt Thượng Chuyển Luân Vương, mẫu thân ngài là Thù Thắng Diệu Nhan. Thời đó có một vị Phật xuất thế, tên gọi là Thế Tự Tại Vương Như Lai (là vị Phật thứ 53 sau Định Quang Phật). Kiều Thi Già nghe Phật thuyết Pháp, trong lòng vui thích, tâm địa rộng mở bèn phát tâm vô thượng Bồ Đề. Ông từ bỏ ngôi báu quốc vương, quy y theo Phật Thế Tự Tại Vương rồi xuất gia, được ban Pháp hiệu tỳ kheo Pháp Tạng.

Tìm Hiểu Về Quán Thế Âm Bồ Tát
Đức Phật A Di Đà là một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết. Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/tim-hieu-ve-quan-the-am-bo-tat/

Tìm Hiểu Về Đại Thế Chí Bồ Tát
Thủa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua nầy rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/tim-hieu-ve-dai-the-chi-bo-tat/

Tìm Hiểu Về Đức Phật A Di Đà
Trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật Thích Ca, đại đức A Nan là người gần gủi Ngài nhiều nhất. Cũng chính vì cơ duyên nầy mà ông ta đã học hỏi rất nhiều ở nơi Phật. Một hôm, ngài A Nan nhìn thấy dung mạo Đức Phật lại khác thường hơn mọi ngày vì Ngài nhìn có vẻ vui hơn.
Xem Thêm: https://phongthuyhomang.vn/tim-hieu-ve-duc-phat-a-di-da/

Tìm Hiểu Về Đức Văn Thù Sư Lợi Bổ Tát
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.

Tìm Hiểu Về Đức Phổ Hiền Bồ Tát
Tây Phương Tam Thánh thì có Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc cùng với hai vị thị giả là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Còn Phật Thích Ca Tam Tông thì có Phổ Hiền Bồ Tát hầu bên trái Đức Phật và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hầu bên phải. Chúng ta cũng thấy tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hay tay chắp lại. Vài đức tính của Bố tát: Bồ tát không sống riêng cho mình mà sống cho kẻ khác. Họ phục vụ với tinh thần vị tha. Các Ngài không ham muốn, không bám víu vào danh thơm tiếng tốt. Các Ngài thì chỉ chú trọng đến việc làm, đến sự phục vụ. Chẳng màng được tiếng khen, không sợ bị chê trách. Bồ tát thản nhiên trước lời tán dương hay khiển trách. Họ quên mình trong khi phục vụ kẻ khác, có khi hy sinh đến cả mạng sống để cứu chúng sinh khỏi chết.
