
Sinh ra từ ngõ
By Những câu chuyện độc thoại của Link Po
Kênh có tổng hợp các số minisode từ The Blue Expat podcast.
KẾT NỐI VỚI LINK PO
Website: theblueexpat.com/
Các hướng dẫn làm podcast: lampodcast.com/
The Blue Expat podcast: spoti.fi/3isLmkT

Sinh ra từ ngõOct 28, 2022

Những bài học từ tập luyện với chấn thương
Có những khuyết điểm trên cơ thể khiến bạn gặp khó khăn trong tập luyện; Một chấn thương đã cũ hay tật trên cơ thể khiến bạn e ngại tập thể thao? Đừng vì những cản trở đó mà không tìm đến tập luyện. Tập thể dục không chỉ giúp bạn khắc phục những khuyết điểm trên cơ thể mà còn làm tăng hormone hạnh phúc 'endorphine', nó còn giúp chúng ta rèn luyện sức bền và học cách kết nối với cơ thể. Sau 6 tháng tập chăm chỉ kết hợp với trị liệu cho chấn thương cũ, nhìn nhận lại cả quá trình, mình nhận ra tập luyện với chấn thương còn dạy mình nhiều điều hơn không chỉ ở sức khoẻ thể chất mà còn cả sức khoẻ tinh thần nữa.
Đọc bài viết tại: Tập luyện với chấn thương và những bài học
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 25/8/2019

Đổi nghề ở tuổi 30, vì sao mình chọn trở thành Pilates instructor
Quyết định chọn làm huấn luyện viên Pilates là lời hồi đáp cuối cùng khi mình chọn theo lối sống tự do, đặc biệt là tự do về địa lý. Có điều, mình chưa biết gì về Pilates tới khi ngấp nghé 29 tuổi và phải tới năm nay khi đã 33 tuổi mình mới trở thành giáo viên có chứng chỉ quốc tế và hành nghề.
Tập podcast này chia sẻ lại quá trình mình tìm ra được lời giải này cho mong muốn một cuộc sống tự do. Thêm vào đó, nó chia sẻ về góc nhìn về nghề - nghề nào là đúng và phù hợp với bản thân. Trong số podcast mình sẽ chia sẻ 3 điểm chính:
- quá trình chuẩn bị để trở thành Pilates instructor;
- theo đuổi công việc này khiến mình được và mất những gì?; và
- những bài học rút ra khi chọn đổi nghề khi đã ngoài 30.
Số podcast này có đọc bài viết trên The Blue Expat blog. Đọc bài viết tại: Đổi nghề ở tuổi 30, vì sao chọn Pilates?
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com

Cải thiện khả năng đặt câu hỏi với Bloom's Taxonomy
Kỹ năng đặt câu hỏi không chỉ giúp bạn trong môi trường học tập, làm việc, nó giúp bạn kết nối với những người xung quanh, mở ra những ý tưởng mới. Albert Einstein từng nói: “Nếu tôi có một giờ để giải quyết một vấn đề… tôi sẽ dành 55 phút đầu tiên để xác định câu hỏi thích hợp để hỏi, vì một khi tôi biết câu hỏi thích hợp, tôi có thể giải quyết vấn đề trong vòng chưa đầy năm phút”. Bloom's Taxonomy hay 7 level of thinking, tạm dịch là 7 giới hạn của tư duy, là một phương pháp sư phạm giúp giáo viên tăng tương tác trong lớp học và giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện. Trong số podcast này mình chia sẻ lại phương pháp này để gợi ý một cách để áp dụng vào việc học nói chung.
Đọc bài viết tại: Đặt câu hỏi tốt hơn với Bloom’s Taxonomy
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 23/11/2021

Du học thực sự đắt giá bao nhiêu?
Du học có đắt không? nếu có học bổng 100% thì có phải là ...miễn phí? Những gì chúng ta trả cho trải nghiệm du học có phải chỉ nằm ở những con số hiển hiện trên tài khoản ngân hàng?
Chắc chắn là không rồi, không thì mình đã không làm số podcast này :D Vậy ngoài những chi phí về học phí, tiền sinh hoạt, vé máy bay thì còn những gì để chúng ta tính GIÁ của du học đây.
Số podcast này mượn công thức về Tỷ suất lợi nhuận trong nghiên cứu về đầu tư vào nhân lực của cá nhân từ hai nhà Kinh tế học hành vi là Jacob Mincer và Gary S. Becker để phân tích giá thực sự mà chúng ta sẽ trả khi học cao học (ngoài phổ thông) mà ở đây mình áp dụng vào trường hợp du học. Vậy nên, kể cả bạn không có ý định du học, những phân tích trong đây sẽ gợi ý cho bạn những cách tính toán chi phí trước khi quyết định đầu tư vào nhân lực của bản thân.
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com

Sự bất an: phản ứng phụ trên hành trình tự khai phóng
Tuần này Po quay lại với một tập unscript - ngồi xuống tâm sự không có kịch bản, không chuẩn bị trước.
Sau 2 tuần loay hoay với một nội dung đã ấp ủ rất lâu để chia sẻ trên podcast, mà vẫn chưa có kết quả, mình nhận ra nguyên nhân nằm ở sự bất an khiến mình không tự tin với nội dung mình đã làm và lo sợ rằng nó sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng.
Chính điều này làm mình nhìn lại hành trình tìm tới tự do của mình. Ở bất kỳ thời điểm nào đều có "sự bất an" hiện diện. Vì lẽ đó, mình nhận ra nó chính là một phản ứng phụ, một điều đính kèm trên con đường khai phóng, trong quá trình đưa ra quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm với nó.
Cám ơn bạn vì đã dành thời gian lắng nghe những tâm sự này, cũng nhờ số podcast này mà mình nhớ ra mục tiêu với kênh podcast này là nơi mình tâm sự và cho phép mình được tổn thương, cho phép những điều không hoàn hảo được hiện diện, trong đó chắc chắn sẽ có những số unscript như thế này mà trong quá trình tìm kiếm sự hoàn hảo mình đã quên mất.
Nếu bạn muốn góp ý, hay yêu cầu một chia sẻ hay review sách, hãy inbox hay DM mình với từ "NGÕ" tại @theblueexpat (Facebook và IG) để chúng mình bắt đầu trò chuyện nhé!

Cách đọc sách ngoại văn cho người mới bắt đầu
Bạn muốn đọc sách tiếng Anh sao cho không nản, không buồn ngủ và hiệu quả? Tập podcast chia sẻ những cách để đọc sách tiếng Anh nói riêng và sách ngoại văn nói chung, một cách hiệu quả cho người mới.
Đọc bài viết tại: Cách đọc sách ngoại văn cho người mới bắt đầu
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 01/09/2019

Học ngoại ngữ như thế nào với 25 phút mỗi ngày
Để phát triển khả năng ngoại ngữ bạn cần phải học ít nhất 25 phút mỗi ngày. Con số này nghe có vẻ không nhiều, vậy làm sao để học được nhiều với thời gian ngắn? Tập podcast này sẽ gợi ý cách học cho 4 kỹ năng: Nghe-nói-đọc-viết mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.
Đọc bài viết tại: Học ngoại ngữ với 25 phút mỗi ngày
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 30/3/2019

4 Bí kíp học (nhiều) ngoại ngữ hiệu quả
Nếu bạn có những suy nghĩ tương tự như dưới đây:
- Ngoại ngữ là một rào cản của bạn
- Bạn có nên bỏ cuộc vì học mãi mà không vào
- Bạn quá lớn tuổi để học ngoại ngữ
- Bạn không có thời gian để học
- Bạn muốn học hơn 1 ngoại ngữ
hay chỉ là bạn đang học ngoại ngữ và muốn tìm các tips, các quan điểm cá nhân từ các bilingual, trilingual hay thậm chí polygrot: những người có thể biết hơn 1 ngoại ngữ để biết làm sao họ có thể làm được điều đó thì tập podcast này là dành cho bạn.
Đọc bài viết tại: 4 bí kíp để học ngoại ngữ hiệu quả
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat vào 22/3/2019

Tham quan tủ sách của mình - My antilibrary bookshelf
Bạn có bao giờ thấy tội lỗi vì mua sách nhiều mà không đọc không? Dù không đọc hết nhưng bạn không thể ngừng sưu tập thêm. Dù đọc sách là thói quen hàng ngày nhưng càng đọc bạn lại có nhiều cuốn khác nữa muốn bổ sung. Sẽ chẳng bao giờ là hết với những người mê đọc sách, chúng mình chỉ hết 1 cuốn này để tới cuốn tiếp theo mà thôi, bạn nhỉ?
Số podcast hôm nay sẽ đi từng cuốn sách hiện có trong tủ "sách giấy" của mình. Bình thường chắc bạn đã quen những video giới thiệu tủ sách trên Youtube, hãy thử 1 lần nghe thay vì xem, có thể bạn sẽ có những gợi ý khác biệt để tìm và bổ sung vào những cuốn sách muốn đọc.
Mình muốn giới thiệu với bạn khái niệm "antilibrary". Không hẳn anti nghĩa là chống đối, khái niệm này chỉ ra rằng tủ sách của mỗi người không phải là nơi thể hiện sự hiểu biết và kiêu ngạo về trí tuệ, nó cũng không nên là nơi chứa những cuốn sách đã đọc, thay vào đó antilibrary là tủ sách gồm những cuốn chúng ta muốn đọc, là nguồn tra cứu khi cần.
Mình có tủ sách ebook, audiobook trên các thiết bị thông minh, với tủ sách giấy hiện giờ, có nhiều đầu sách mình đã đọc, chưa đọc hoặc thậm chí chưa có kế hoạch để đọc. Những cuốn sách được kể tên bao gồm:
01: Trail Guide to the body - Andrew Biel
02: Pluspunk Deutsch B1
03: Tự học nhạc lý cơ bản
04: Australian Broadcast Journalism - Oxford
05: Immune - Philipp Detmer
06: What's Your Enneatye - Caver & Green
07: Search inside yourself - Chade Meng Tan
08: Thánh kinh dưỡng da - Chizu Saeki
09: Viết đi đừng sợ - Linh Phan
10: Hãy để cuộc đời yêu bạn - Phương Trinh
11: Nghệ thuật xử thế của người xưa - Thu Giang Nguyễn Duy Cần
12: The Travelling Cat Chronicles - Hiro Arikawa
13: Kinh Yoga của Patanjali
14: Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ - Đặng Hoàng Giang
15: Tôi, tương lai và Thế giới - Nguyễn Phi Vân
16: Tôi là một con lừa - Nguyễn Phương Mai
17: Midnight Library - Matt Haig
18: Why the Germans do it better - John Kampfner
19: On Earth We're briefly gorgeous - Ocean Vuong
20: Courage is calling - Ryan Holiday

Linh hoạt giữa Chuyên nghiệp và Nghiệp dư để có thêm chuyên môn
Thái độ Chuyên nghiệp có đang được đánh giá quá cao và quá thiên vị khi so sánh với sự Nghiệp dư? Tập podcast đưa 'Thái độ nghiệp dư' tới vị trí đúng mà nó thuộc về. Nếu áp dụng linh hoạt giữa thái độ nghiệp dư và chuyên nghiệp vào những công việc, học tập và sở thích bạn có thể vui vẻ hơn, tăng thêm trải nghiệm và làm được nhiều hơn. Ở tập trước chúng ta tiến thoái lưỡng nan giữa việc lựa chọn nghề nghiệp, thì đây là một trong những tư duy mở lối cho bạn một cách giải quyết.
Đọc bài viết tại: Bạn chọn sự chuyên nghiệp hay nghiệp dư
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 8/12/2021

Chọn nghề sao mà khó thế? "The Paradox of Career Choice"
Sự gia tăng của số lượng nghề nghiệp, đặc biệt là trong vòng 20 năm trở lại đây, đã không chỉ mở thêm những hướng đi sự nghiệp mới mà còn là cách chúng ta làm việc nữa. Nhưng nhiều lựa chọn hơn không có nghĩa là chất lượng cuộc sống của con người tăng lên, thậm chí những biểu hiện tâm lý tiêu cực như chủ nghĩa hoàn hảo, sự thất vọng về bản thân, căng thẳng và trầm cảm tăng lên tỷ lệ thuật với sự gia tăng của những ngành nghề và công việc.
Sự liên quan của chúng là gì? Tập podcast đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, xoay quanh một giả thuyết "Nghịch lý của sự lựa chọn" - The Paradox of Choice bởi Barry Schwartz. Từ đó gợi ý một số hướng giải quyết khi rơi vào những hệ quả của nghịch lý này, áp dụng vào hoàn cảnh quyết định hướng đi cho sự nghiệp.
Đọc bài viết tại: The Blue Expat website
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat vào 14/11/2021
2 bài thuyết trình được nhắc tới trong bài:
The Paradox of Choice bởi Barry Schwartz cho Ted (2005)
Career change: the questions you need to ask yourself now bởi Laura Sheehan tại TEDxHanoi (2018)

Tại sao tôi lại có nhiều đam mê tới vậy? Multipotentialite là ai?
Bạn từng thắc mắc không hiểu tại sao bạn lại có nhiều sở thích và đam mê thế? Bạn thắc mắc không biết cuối cùng thì đam mê đích thực của cuộc đời bạn là gì? Tại sao bạn không thể chọn ra một nghề để có thể theo đuổi và làm việc lâu dài trong lĩnh vực ấy? Chuyện Nhảy việc với bạn là bình thường và bạn còn nhảy những việc chẳng liên quan gì tới nhau? Bạn làm quá nhiều nghề mà không biết nên khi chức danh của mình là gì hay giới thiệu bản thân ra sao khi được hỏi 'bạn làm nghề gì?' Tìm được công việc bạn yêu thích nhưng lại không thể tưởng tượng "một ngày hoàn hảo" của bạn là làm công việc đó 8 giờ và trong cả 5 - 10 năm tới? Bố mẹ bảo "Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" mà bạn lại thấy mình nhiều năng lượng và hạnh phúc nhất khi làm nhiều công việc hay thực hiện nhiều chuyên môn khác nhau? Bạn tự nhận mình cả thèm chóng chán khi bạn yêu thích và thậm chí sống chết với một dự án nhưng được một thời gian lại thấy ngán ngẩm? Nếu bạn đang loay hoay tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên thì Multipotentialite có thể là một lời đáp phù hợp.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/tai-sao-toi-lai-co-nhieu-dam-me-toi-vay/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: The Blue Expat
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: Làm podcast với The Blue Expat
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat vào 15/9/2019

Giải pháp khi bạn chán việc mà chưa thể bỏ
Làm một công việc mà bạn ghét dẫn đến nhiều hậu quả hơn ta tưởng. Ngoài việc ngày một trở nên chán chường khi tới chỗ làm hằng ngày, chán ghét công việc hiện tại có thể khiến bạn tăng cân, mắt trũng do chất lượng giấc ngủ kém hay thường xuyên mệt mỏi, tăng khả năng mắc những bệnh về tâm thần, và chất lượng cuộc sống của bạn sẽ giảm sút!
Vậy phải làm gì để tránh được những hậu quả này nếu bạn chưa thể nghỉ việc?
Tập podcast gợi ý một số cách để giúp bạn tập trung và vui vẻ hơn với hoàn cảnh hiện tại. Nếu kết hợp những lời khuyên này với khái niệm Job Craft trong cuốn sách về IKIGAI của Tim Tamashiro, bạn sẽ thấy việc có một công việc thoả mãn tất cả những mong muốn của mình không hẳn là một đích đến thực sự cần thiết, mà bạn hoàn toàn có thể làm chủ bằng cách thiết kế lại cuộc sống, bao gồm cộng gộp của công việc, thời gian rảnh, một hoạt động vì đam mê để có một cuộc sống mong muốn.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/giai-phap-khi-ban-chan-viec-ma-chua-the-bo/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 7/12/2018

Niềm tin và sự Tự do
Sự tự do xuyên suốt trên kênh podcast này không phải điều gì to tát, nó có thể chỉ là khoảnh khắc bạn nhận ra mình được toàn quyền chịu trách nhiệm để đưa ra những lựa chọn, những quyết định trong cuộc sống. Niềm tin và sự tự do được hoà quyện từ niềm tin bên trong và suy nghĩ của mình trước những hoàn cảnh cụ thể. Khi đó bạn được tự do trong suy nghĩ bởi vì nó được phản ánh từ mong muốn sâu thẳm trong bạn, thay vì bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài.
Tập podcast này là điều mình tìm thấy khi tự vấn bản thân "tại sao mình lại nghĩ là "Mình không thể làm được"?" mỗi khi mình đứng trước những quyết định trong cuộc sống. Hiểu rằng nó đến từ suy nghĩ của người ngoài về bản thân mình trong suốt quá trình lớn lên đã khiến mình hình thành suy nghĩ phản kháng lại chính niềm tin của mình. Thế rồi, khi biết rằng sự tự do của mình được quyết định bởi cuộc chiến với chính bản thân, mình có thể giải phóng mình bởi những suy nghĩ kìm nén và đi tới những điểm đến mình tin là có thể chạm tới được.
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com

Đam mê cần nhiều nỗ lực - "Real passion needs hard work" bài viết bởi Cô Nguyễn Phi Vân
Họ nói nếu làm việc mình yêu thích, bạn sẽ không bao giờ nghĩ là mình đang phải làm việc. Vậy mà khi theo đuổi đam mê mình vẫn cảm thấy chật vật. Liệu đây có đúng là đam mê của tôi không? Đam mê là gì mà sao chúng ta cứ phải tìm ra bằng được? Có thực sự tồn tại thứ gọi là đam mê không? Những người vỗ ngực rằng đang theo đuổi đam mê có phải chỉ là những kẻ viển vông, thiếu thực tế? Bài viết của tác giả sách Best-seller Nguyễn Phi Vân giải đáp phần nào những thắc mắc này trong bài viết ngắn như mọi khi cô hay chia sẻ trên Facebook. Những chia sẻ của cô mình thấm vô cùng, chính vì thế mình đã xin phép để được chuyển audio, bận đó cô Vân còn chưa làm podcast. Hy vọng bạn thích nội dung này.
Nếu có bài viết/đề tài nào bạn muốn nghe qua giọng đọc của mình, hãy DM mình trên Facebook hoặc Instagram: The Blue Expat nhé!
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/real-passion-needs-hard-work-bai-goc-cua-tac-gia-nguyen-phi-van/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat vào: 29/3/2021

Bạn sẽ làm gì khi về hưu? Học Đại học ở tuổi 82 có khả thi không?
Bạn có biết ông Hayao Miyazaki, giám đốc của Studio Ghibli là người có nhiều lần về hưu, chỉ vì điều ông ấy làm sau mỗi lần về hưu là... đi làm tiếp, tiếp tục sản xuất phim và rồi lại nghỉ hưu? Nếu đã chọn được một công việc để đam mê thì vì sao lại cần nghỉ hưu và xa rời nó!
Vậy còn bạn, nếu bạn có thể sống tới 100 tuổi, bạn nghĩ mình sẽ dành những năm tuổi già để làm gì?
Bạn đã từng hình dung mình sẽ làm gì khi về hưu chưa?
Vậy hãy thử vào căn ngõ nhỏ của mình hôm nay, lắng nghe dăm ba câu chuyện của những người đã về hưu mà mình có duyên gặp đã dạy cho mình về cách sống sao thật trọn vẹn nhé!
Đọc shownotes và các thông tin bổ sung: https://theblueexpat.com/ban-se-lam-gi-khi-ve-huu/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com

Chạm đáy - Hit Rock bottom vs Lên (nhầm) đỉnh
Chạm đáy vẫn được nhắc đến như một giai đoạn đáng sợ mà chẳng mấy ai muốn trải qua. Cụm từ Hit Rock bottom (chạm đáy) trở thành một đề tài đắt khách cho những cuốn sách, những bài nói truyền cảm hứng. Những bài học về sự nỗ lực được đưa ra rất nhiều để giúp ai đang rơi vào hoàn cảnh này có thêm động lực để tiến lên. Nhưng số podcast mang tinh thần #gócnhìn này mình tiếp cận giai đoạn đáy ở một khía cạnh khác. Mình sẽ dùng một phép so sánh để thấy rằng cái chúng ta đang trải qua liệu nó có thực sự đáng sợ. Đó là sự so sánh giữa một người ở đáy và một người đang ở một đỉnh cao không dành cho họ. Cuộc đời sẽ công bằng ở một góc nhìn khác. Mong rằng bạn sẽ đồng cảm với số podcast này.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/cham-day-vs-len-nham-dinh/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 24/10/2021

Review 5 cuốn sách về IKIGAI
Đọc sách về lối sống đặc biệt là các lối sống phương Đông như của người Nhật đang là xu hướng. Nhân đợt có cảm hứng từ sau cuốn Wabi Sabi mà mình tìm đọc tất cả những cuốn có thể tìm được về IKIGAI.
5 cuốn sách được review là:
- Ikigai: The Japanese Secret to a Long and Happy Life: Hector Garcia và Francesc Miralles
- Ikigai: The Japanese Secret Philosophy for a Happy Healthy Long Life With Joy and Purpose Every Day Author: Marie Xue
- Ikigai - Chất Nhật Trong Từng Khoảnh Khác: Yukari Mitsuhashi
- How to Ikigai: Lessons for Finding Happiness and Living Your Life's Purpose: Tim Tamashiro
- Ikigai: Marshall
Mình review những điểm nổi bật của các cuốn sách, một câu quote hoặc khái niệm mà mình ghi chép lại và trả lời 'cuốn sách này hợp với ai'. Mong rằng tập podcast này sẽ giúp bạn tìm ra cuốn IKIGAI đầu tiên phù hợp với mình.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/review-5-cuon-sach-ve-ikigai/
Đọc review về cuốn Wabi Sabi - Thương những điều không hoàn hảo: https://theblueexpat.com/review-sach-wabi-sabi-thuong-nhung-dieu-khong-hoan-hao/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 21/7/2021

Cách mình trở thành Morning Person - Dậy sớm không mệt
Vẫn nằm trong chủ đề Quản lý thời gian, số podcast là chia sẻ quá trình mình hình thành nếp sinh hoạt như một người có nhiều năng lượng, sự minh mẫn và khả năng tập trung vào buổi sáng. Nếp sinh hoạt trong Xã hội có phần bất công với những người thuộc nhóm Cú đêm, những ai tỉnh táo và dễ đạt trạng thái dòng chảy vào xế muộn trong ngày. Vậy làm sao để chúng ta điều chỉnh bản thân để vẫn làm việc hiệu quả khi mà thời gian không phù hợp với mức năng lượng của mình?
Mình là người làm việc tự do nên có sự tự chủ về giờ giấc, nhưng nhiều khi thấy người khác dậy sớm mà tràn trề năng lượng nhìn thật chăm chỉ và lành mạnh quá, mình cũng ghen tị chứ! Thế nên sau 40 ngày điều chỉnh và khá thành công để có được nếp sinh hoạt như một người dậy sớm, mình muốn bật mí cho những ai cũng đang ghen tị giống mình.
Mình còn nhận thấy là sẽ rất có lợi cho những ai không phải Morning Person nhưng cố gắng để có thể sống như vậy. Bởi vì mình vẫn có được những đặc tính của một cú đêm đó là sự minh mẫn vào buổi chiều, cho nên thời gian làm việc hiệu suất của mình gần như được nhân đôi.
Bài viết đầy đủ: https://theblueexpat.com/cach-minh-tro-thanh-morning-person/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com

Tìm thời gian và động lực cho các thói quen tốt
Một nguyên do khiến chúng mình nghĩ rằng mình chưa quản lý thời gian tốt là vì không có thời gian để thực hiện những thói quen tốt, những việc to-do list trong mỗi ngày khiến cho cuộc sống đa sắc hơn, tích cực hơn. Vậy làm sao để chọn lọc những thói quen tốt và tạo động lực để thực hiện chúng? Tập podcast này sẽ đưa một số gợi ý giúp bạn dễ dàng thử ngay!
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/tim-thoi-gian/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 26/5/2019

Làm sao để có thêm thời gian - Time Management
Bạn có từng ước có thêm nhiều thời gian bởi vì với bạn dù một ngày có 25 giờ cũng không đủ để gỉai quyết các công việc bạn có. Bạn muốn có nhiều thời gian cho bản thân và các thú vui mà chưa tìm được thời gian cho chúng? Đây là 4 lời khuyên để bạn có thêm thời gian mỗi tuần.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/lam-sao-de-co-them-thoi-gian/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 6/5/2019

STOP Multi-tasking! Những tác hại của Đa nhiệm - Time Management
Multitasking thực chất là gần như không thể. Chúng ta tưởng rằng mình có thể hoàn thành nhiều công việc một lúc nhưng điều này lại giảm năng suất làm việc, tăng stress và lo âu chưa kể còn khiến chúng ta thèm đồ ngọt, mang nhiều tác hại tới sức khoẻ tinh thần và não bộ. Thói quen này cũng là một trong những lí do lấy đi khá nhiều thời gian và năng lượng nên không thể không nhắc tới nó trong chuỗi bài về Quản lý thời gian (Time Management).
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/stop-multitasking/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 21/4/2019

Hiểu mình để Quản lý Thời gian hiệu quả - Time Management
Ai cũng có một khối lượng thời gian cố định là 24 giờ mỗi ngày, không ai có thể chi phối được thời gian nhưng chúng ta lại luôn muốn Quản lý nó?! Bản chất của nhu cầu quản lý thời gian thật tốt thực ra là quản lý chính bản thân mình, những thói quen, cách sắp xếp cuộc sống và khối lượng công việc được tạo ra trong cùng một khoảng thời gian.
Tập podcast này bao gồm 4 gợi ý để hiểu bản thân hơn, hiểu cách chúng ta đang dùng thời gian của mình như thế nào để đạt hiệu suất cao hơn, làm chủ được cuộc sống của mình.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/quan-ly-thoi-gian-time-management-hieu-minh-de-quan-ly-thoi-gian-ca-nhan-hieu-qua/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 13/4/2019

7 mẹo tâm lý để tự tin vào bản thân (Dịch từ bài viết của cựu nhân viên FBI)
Đây là bài viết của cựu nhân viên FBI Larea Quy trên tạp chí Success được dịch ra và chia sẻ trên podcast có tựa nguyên gốc là "7 Mental hacks to be more confident in yourself". "Sự tự tin là nền tảng của khả năng lãnh đạo. Nếu bạn không tin vào chính mình, làm sao người khác có thể tin vào bạn? Dưới đây là 7 cách mà các nhân viên FBI học cách tăng cường sự tự tin của họ. Bạn cũng có thể sử dụng để tự tin hơn vào chính mình".
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/7-meo-tam-ly-de-tu-tin-hon/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 27/10/2019
Link bài viết gốc: https://bit.ly/34aITRH

10 điều dành cho tuổi 20 của tôi
20 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nó vừa đáng sợ vừa đầy những điều thú vị bởi chúng ta phải đứng giữa rất nhiều quyết định, phải mang nhiều trọng trách hơn và cần xác định hướng đi cho bản thân trong khi tuổi đời và kinh nghiệm sống còn hạn chế. Bản thân tôi đã có tuổi 20 tuyệt vời nhưng cũng chẳng tránh được những thiếu xót. Tôi đã từng ước có thể biết mình của tuổi 30 như thế nào để có thể ra những quyết định sáng suốt. Năm nay khi bước sang tuổi 30, nghĩ lại tuổi 20 của mình, tôi thấy hạnh phúc vì những lựa chọn của mình 10 năm trước, nhưng nếu được gặp bản thân mình trong quá khứ, tôi nhất định sẽ dành cho cô gái ấy 10 lời khuyên sau.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/10-dieu-danh-cho-tuoi-20-cua-toi/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 11/1/2019

Vì sao chúng ta nên nói chuyện với người lạ
Ngày bé bố mẹ luôn dạy chúng ta là ''không được nói chuyện với người lạ" và rồi chúng ta lớn lên và mặc định trong đầu rằng 'người lạ' là người xấu. Nhưng khi lớn lên có những lúc chúng ta bất chợt chia sẻ một điều thầm kín mà thậm chí ta không muốn nói với người thân xung quanh với một người chỉ gặp có vài phút trong đời và cảm thấy thật nhẹ nhõm. Với mình, những cuộc nói chuyện với người lạ là một phần không thể thiếu và là những kỷ niệm thú vị khi nhớ về những chuyến đi chỉ có 1 mình.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/vi-sao-chung-ta-nen-noi-chuyen-voi-nguoi-la/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 16/2/2019

Vượt qua nỗi đau mất mát người thân
Những câu chuyện của những người bạn xung quanh mình gần đây đã tác động tới mình để chia sẻ nội dung tập podcast này. Nỗi buồn khi người thân ra đi thậm chí còn không được 'chẩn đoán' tâm lý như những vấn đề sức khỏe tâm thần khác như lo âu và trầm cảm. Vì thế nó chẳng có một phác đồ điều trị cũng không có con đường tắt nào để bước qua thật nhanh.
Elizabeth Kübler-Ross nhắc tới 5 giai đoạn của sự đau buồn trong cuốn On Death and Dying (1969). Nỗi buồn khổ có thể được chia thành 5 giai đoạn, mô phỏng về trải nghiệm của những người trải qua mất mát: Denial (Phủ nhận); Anger (Tức giận); Bargaining (Giá như, đáng ra tôi nên...); Depression (Trầm cảm); Acceptance (Chấp nhận)
Với những trải nghiệm của bản thân mình đối diện với sự ra đi của người thân từ năm 18 tuổi, mình muốn tâm sự với những ai cần để bạn không thấy mình đơn độc và trở nên thấu hiểu và yêu thương chính mình hơn khi gặp trải nghiệm buồn này của cuộc sống.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/vuot-qua-noi-buon-mat-mat-nguoi-than/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 8/7/2021

Bài học từ Hoa Bồ Công Anh
Như thế nào là sống thuận tự nhiên? Số podcast này kể lại một bài học mình rút ra được từ thiên nhiên để giải thích suy nghĩ sống thuận tự nhiên của mình.
Thay vì 'Just be yourself', hãy nói 'Just be'.
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trong series #gócnhìn trên The Blue Expat vào 14/11/2021

Nỗi sợ lên tiếng
Có rất nhiều hoàn cảnh để nỗi sợ lên tiếng chi phối hành động của chúng ta. Khi ở trong các môi trường như công sở hay ở những nơi công cộng, các buổi hội thảo có nhiều người tham gia thì việc lên tiếng đưa ra ý kiến càng khó hơn. Nhiều người thấy mình run rẩy hay thậm chí toát mồ hôi, họ cố gắng ngồi im lặng dù có câu trả lời hoặc ý tưởng muốn trình bày. Tâm lý này sẽ khiến chủ nhân bỏ lỡ nhiều cơ hội. Nó cũng chính là điều cản trở chúng ta bước ra khỏi vỏ bọc an toàn.
Số podcast gợi ý một số cách để chúng ta tỉnh táo để kiểm soát nỗi sợ đã đóng rễ từ lâu bên trong tới nỗi trở thành những phản ứng tự nhiên của chúng ta.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/noi-so-len-tieng/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 8/10/2019
![[Q&A] Làm thế nào để tự tin nói lên quan điểm cá nhân](https://d3t3ozftmdmh3i.cloudfront.net/production/podcast_uploaded_episode400/21247138/21247138-1659359789952-3ff0909d4ee5a.jpg)
[Q&A] Làm thế nào để tự tin nói lên quan điểm cá nhân
Bạn có từng không dơ tay nêu ý kiến vì sợ bị đánh giá là chơi trội?
Bạn có nghĩ rằng mình đã quá nhân nhượng và lấy lí do “dĩ hoà vi quý” mà không dám đòi hỏi hoặc nói lên quan điểm cá nhân ở chỗ làm?
Bạn có nghĩ đó là những hệ quả của nhiều nỗi sợ và tệ nhất là thói quen Không nêu lên ý kiến khi cần.
Tập podcast này là một Q&A từ một bạn trẻ ở Hà Nội về cách để tự tin nói lên quan điểm cá nhân.
Nếu bạn cũng muốn nghe góc nhìn của Po ở một điều gì đó bạn đang trải qua, giống như cô bạn trong số này, đừng ngần ngại gửi voice message trên Anchor cho mình nhé!
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/lam-sao-de-tu-tin-noi-len-y-kien/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 8/9/2019

Cách vực bản thân dậy trong khó khăn
Nếu ví cuộc đời với một con đường thì mình sẽ ví nó với con đường Off-road, địa hình hiểm trở nhưng mỗi lần vượt qua một đoạn địa hình khó, ta cảm thấy sảng khoái vô cùng. Khó khăn là những điều không thể tránh trong cuộc đời và tập podcast này là chia sẻ của mình về những việc bạn có thể áp dụng trong các hoàn cảnh bất lợi để xoa dịu những cảm xúc tiêu cực và giúp bạn vượt qua nhanh chóng hơn.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/cach-vuc-ban-than-day-trong-kho-khan/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 19/8/2019

Thói quen tốt: Những trang viết buổi sáng #morningpages
Giống như thói quen đánh răng khi ngủ dậy, những trang viết buổi sáng là cách để chúng ta dọn dẹp tâm trí, mở nguồn cho những ý tưởng mới trước khi bước vào một ngày mới và tiếp xúc với những thông tin bên ngoài.
Chính vì thế, nó là một thói quen phổ biến với người làm nghề sáng tạo, đặc biệt là các nhà văn. Nhưng kể cả những người không làm sáng tạo cũng nhận ra giá trị của thói quen này và áp dụng nó như một thói quen viết Nhật ký và sắp xếp suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rất nhiều hiệu quả tích cực cho người áp dụng nó lâu dài. Mình chia sẻ trong tập podcast này những câu hỏi, những gợi ý để bạn có thể triển khai để bắt đầu viết những trang giấy buổi sáng của mình.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/thoi-quen-tot-viet-morning-pages/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 06/4/2019

Đừng bỏ rơi hạnh phúc hiện tại bằng hội chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO
“Bệnh” chung hay thử thách rất lớn mà những người sống xa nhà như Po thường gặp phải đó là FOMO - Hội chứng sợ bỏ lỡ. Nó có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ tâm lý của chúng ta, từ việc gây ra những cơn lo âu ngắn hạn nó cũng có thể khiến một người rơi vào trạng thái tự ti, đánh giá thấp giá trị của bản thân và thậm chí đưa đến việc bị trầm cảm.
Khi mà chúng ta có nhiều kết nối như hiện tại nhờ có Mạng Xã Hội thì chúng ta lại cảm thấy bị đứng ngoài nhiều xu hướng, thông tin hay cuộc vui của người thân và bạn bè. Nhiều khi cách để chúng ta kết nối tốt nhất, lại là …ngắt kết nối để tìm thấy niềm hạnh phúc bên trong.
Tập Podcast phân tích những tác hại mà FOMO mang lại, cùng những nguyên nhân và cách để khắc phục nếu bạn cũng đang bị ảnh hưởng tâm lý gây ra bởi FOMO.
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/hoi-chung-fomo/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 16/3/2019

4 cách để yêu thương bản thân hơn #selflove
“Hãy yêu bản thân vì không ai sống với mình đến hơi thở cuối cùng ngoài chính mình cả!”.
Đã bao lâu rồi từ lần cuối bạn nói lời động viên bản thân? Bạn có so sánh mình với thế giới xung quanh, với những người bạn ngưỡng mộ? Bạn có thấy mình rất giỏi an ủi người khác nhưng khi cần, bạn không thể chia sẻ với bất kỳ ai? Có phải bạn đã vô tâm với chính mình từ rất lâu rồi không?
Nếu chiếc cốc của bạn không đầy thì bạn không thể sản sẻ với người khác, nếu chính bạn còn không biết yêu mình, thì làm sao bạn yêu thương nổi những người xung quanh. Vậy cần làm gì để quan tâm tới mình hơn, để đong đầy chiếc cốc của mình. Tập podcast chia sẻ 4 cách để bạn bắt đầu.
4 điều cần thực hành để thể hiện tình yêu với bản thân:
- Không so sánh bản thân với người khác
- Fake it till you make it
- Tri kỷ nằm ngay trong bạn
- Hãy vị tha với chính mình
Đọc bài viết tại: https://theblueexpat.com/yeu-thuong-ban-than-minh/
Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com
Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com
Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 24/2/2017